Tình trạng trí nhớ kém có nhiều yếu tố ảnh hưởng như tuổi tác, di truyền và các tình trạng bệnh lý ảnh hưởng tới não bộ. Trí nhớ kém ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, gây bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, có những cách rèn luyện trí nhớ và não bộ mà chúng ta có thể áp dụng để bảo vệ não bộ khỏi sự suy giảm nhận thức khi già đi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn 3 mẹo giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả mà bạn có thể tự áp dụng tại nhà.
1. Tập luyện não bộ
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều cách bạn có thể trau dồi sự nhạy bén về tinh thần và giúp não bộ của bạn khỏe mạnh, bất kể bạn ở độ tuổi nào. Thực hiện một số bài tập trí não nhất định để giúp tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung và sự tập trung có thể giúp các công việc hàng ngày trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn, đồng thời giữ cho bộ não của bạn nhạy bén khi bạn già đi.
Một số bài tập trí não giúp tăng cường trí nhớ và các kỹ năng tinh thần chẳng hạn như trò chơi ghép hình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực hiện các trò chơi ghép hình giúp thu hút nhiều khả năng nhận thức và là một yếu tố bảo vệ cho quá trình lão hóa nhận thức không gian thị giác.
Hoặc bạn cũng có thể học một kỹ năng mới, việc học một kỹ năng mới không chỉ vui và thú vị mà còn có thể giúp tăng cường các kết nối trong não của bạn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng học một kỹ năng mới có thể giúp cải thiện chức năng ghi nhớ ở người lớn tuổi.
2. Thiền định
Thiền định là quá trình rèn luyện tâm trí để tạo sự tập trung về suy nghĩ và tinh thần. Thiền định có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, hầu hết trong số đó không yêu cầu các thiết bị hoặc dụng cụ chuyên biệt. Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy thiền chánh niệm giúp làm giảm phản ứng viêm do căng thẳng gây ra.
Cải thiện sự chú ý và sự rõ ràng của suy nghĩ giúp giữ cho tâm trí của bạn luôn được tươi trẻ. Vì vậy nhiều nghiên cứu về tác dụng giúp cải thiện trí nhớ của thiền định đã được các nhà khoa học thực hiện và cho thấy những hiệu quả lớn như thiền định giúp tăng cường sự chú ý, trí nhớ và giúp giữ tinh thần thoải mái, tích cực ở người cao tuổi, cải thiện chứng sa sút trí tuệ, kiểm soát căng thẳng ở những người bệnh mắc chứng sa sút trí tuệ.
Thường xuyên thiền định giúp tăng lưu lượng máu lên não, giúp làm khỏe mạng lưới mạch máu trong vỏ não và củng cố khả năng ghi nhớ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thực hiện thiền định 20 phút mỗi ngày giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung.
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Cơ thể tổng hợp glucose từ lượng đường và carbohydrate bạn ăn vào. Các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung đầy đủ lượng đường cần thiết sẽ giúp tăng cường nhiều khía cạnh của nhận thức như khả năng chú ý, ghi nhớ và học hỏi.
Trà xanh có chứa các chất hóa học được gọi là polyphenol, là chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa tổn thương ADN do các gốc tự do gây ra. Theo nghiên cứu, tiêu thụ L-theanine cùng với cafein — chẳng hạn như trong trà — có thể giúp bạn duy trì sự tỉnh táo, tập trung và nhạy bén.
Trà xanh giúp cải thiện trí nhớ
Các loại cá giàu axit béo omega-3, như cá hồi, cá mòi, cá ngừ và cá trích là thực phẩm không thể thiếu cho một bộ não khỏe mạnh. Việc không nhận đủ omega-3 có thể gây suy giảm khả năng học tập và trầm cảm.
Áp dụng những cách rèn luyện trí nhớ và tập luyện não bộ kết hợp với một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học như trên đây sẽ giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cảm thấy chứng mất trí nhớ ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các hoạt động hàng ngày, đây có thể là bệnh lý nên bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị một cách tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác