Khi cơ thể người phụ nữ ở trạng thái bình thường thì nội tiết tố sẽ đóng vai trò cân bằng sự trao đổi chất và các chức năng sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên, khi các hormone quá ít hoặc quá nhiều thì sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ. Có một số ý kiến cho rằng, chu kỳ kinh nguyệt không đều và việc đến kỳ kinh mọc mụn, đau lưng có thể là dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố. Thực hư của câu chuyện này là thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vì sao chu kỳ kinh nguyệt lại không đều?
Kinh nguyệt không đều hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt. Là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ, đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện sống môi trường sống.
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh,… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.
Bất thường về chu kỳ kinh : Là khi vòng kinh của bạn dài trên 35 ngày (kinh thưa) hay ngắn dưới 22 ngày (kinh mau), thậm chí là không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh). Bất thường về máu kinh: Là những bất thường về số lượng và ngày có kinh.
2. Chu kỳ kinh nguyệt không đều có phải do rối loạn nội tiết tố?
Như đã nói ở trên, nội tiết tố có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy khi chu kỳ kinh nguyệt không đều, rất có khả năng là do rối loạn nội tiết tố gây ra.
Mỗi giai đoạn của người phụ nữ đều ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố bao gồm tuổi dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con, và cho con bú sẽ làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Trong tuổi dậy thì, cơ thể trải qua những thay đổi lớn. Có thể mất vài năm để estrogen và progesterone đạt được sự cân bằng và thời gian bất thường của chu kỳ kinh nguyệt phổ biến tại thời điểm này.
Giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng suy giảm, các nội tiết tố nữ thay đổi làm chu kỳ và lượng máu kinh thay đổi.
Thời kỳ mãn kinh tính từ 12 tháng kể từ thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ. Sau thời kỳ mãn kinh, chị em phụ nữ sẽ không còn những chu kỳ kinh.
Trong thời gian mang thai, kinh nguyệt chấm dứt. Hầu hết phụ nữ không có kinh trong khi cho con bú.
3. Cách điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt
Các chị em phải điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho hợp giờ giấc và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể với những loại thực phẩm lành mạnh như trái cây và rau xanh. Tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên, dù là một vài động tác vận động nhỏ mỗi sáng 15-30 phút cũng giúp đẩy lùi chứng rối loạn kinh nguyệt.
Chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây
Chế độ ăn uống lành mạnh với rau xanh
Việc sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá không những ảnh hưởng đến nội tiết, gây rối loạn kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến làn da của bạn nữa. Vì vậy, hãy hạn chế đến mức thấp nhất có thể để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Cố gắng làm việc và sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành và ít căng thẳng nhất có thể. Bạn có thể tập nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực, có thể nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè nhiều hơn để thư giãn đầu óc.
Như vậy, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có liên quan đến rối loạn nội tiết tố và cả hai tình trạng này đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của chị em phụ nữ. Nếu như tình trạng này kéo dài sau khi đã áp dụng những mẹo vặt nêu trên, tốt nhất chị em nên đến gặp bác sĩ thăm khám trong thời gian sớm nhất. Tránh để kéo dài vì có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác